Phòng ngự phản công không phải là một chiến thuật quá mới mẻ của thế giới bóng đá khi chúng ta đã từng chứng kiến sự lợi hại của nó dưới bàn tay của những chiến lược gia tài ba như Jose Mourinho hay Diego Simeone. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu và bắt kịp cách chơi của lối đá này. Dưới đây là những trình bày đầy đủ nhất của chuyên trang truc tiep bong da XoilacTV về chiến thuật phòng ngự phản công. Cùng theo dõi ngay nhé.
Khái niệm chiến thuật phòng ngự phản công
Trong tiếng Anh, chiến thuật phòng ngự phản công có tên gọi là counter attack. Đây là lối đá tập trung vào việc phòng ngự chặt chẽ, chờ đợi thời cơ để nhanh chóng thực hiện các tình huống phản công sau khi giành được quyền kiểm soát bóng từ đối phương.
Thay vì tấn công liên tục, đội bóng sẽ tập trung vào việc giữ vững vị trí phòng ngự, tạo ra số đông về quân số ở khu trung tuyến và phần sân nhà để phong tỏa cầu thủ tấn công của đối thủ, chơi “thu mình” và chực chờ tung ra đòn phản công để kết liễu.
Đặc điểm dễ nhận thấy ở những đội bóng sử dụng lối chơi phòng ngự phản công là họ không cầm quá nhiều bóng và thường thì tỷ lệ kiểm soát bóng chỉ khoảng 30-45%.
Lối đá phòng ngự phản công thực tế không hẳn mang quá nhiều thiên hướng tiêu cực như nhiều người lầm tưởng mà đôi khi cực kỳ biến ảo dưới sự nhào nặn của các HLV hàng đầu thế giới. Không ít HLV đã cùng đội bóng của mình vươn đến đỉnh cao nhờ lối đá này.
Nổi tiếng nhất là cú ăn 3 vĩ đại của Inter Milan ở mùa giải 2009/10 khi họ được dẫn dắt dưới trướng của người đặc biệt Jose Mourinho. Inter ngày đó không chỉ phòng ngự chặt mà họ còn phản công cực kỳ sắc lẹm với các mũi giáp công cực kỳ lợi hại và tốc độ như “báo đen” Samuel Eto’o hay Diego Milito.
Hay xa hơn một chút là Italia phiên bản World Cup 2006 của Marcelo Lippi hay như chính Inter Milan của phù thủy Helenio Herrera ở những thập niên 60 của thế kỷ trước.
Yêu cầu để triển khi chiến thuật phòng ngự phản công hiệu quả
Để áp dụng thành công chiến thuật này, đội bóng cần phải có các cầu thủ có suy nghĩ và phong cách chơi bóng tương đồng. Những cầu thủ ưa thích tấn công và thích chơi bóng cá nhân không phù hợp trong hệ thống, vì họ thường có xu hướng dâng cao tấn công và không đảm bảo vị trí ở mặt trận phòng ngự. Một đội bóng chỉ cần có 2-3 cầu thủ như vậy, đã không thể thực hiện chiến thuật phòng ngự phản công.
Bên cạnh đó, sự kiên nhẫn và khả năng tập trung cao độ là những yếu tố không thể thiếu để thành công trong việc thiết lập một thế trận phòng ngự phản công sắc bén và hiệu quả.
Với đội hình phòng ngự phản công, các cầu thủ có thể di chuyển và điều chỉnh lối chơi một cách linh hoạt. Khi cần tấn công, họ có thể dâng cao đội hình, còn khi cần phòng ngự, họ có thể ngay lập tức rút về và tạo sự áp đổi về mặt số lượng ở phần sân nhà. Chính vì thế, sự đồng bộ và phối hợp nhịp nhàng giữa các cầu thủ là cực kỳ cần thiết. Khi các cầu thủ chơi ăn ý, cơ hội ghi bàn sẽ dễ dàng được tạo ra.
Thể lực cũng là một yếu tố đóng vai trò quan trọng. Để chơi tốt xuyên suốt 90 phút, các cầu thủ cần có một nền tảng thể lực sung mãn và duy trì nhịp độ trận đấu ngay cả khi đối thủ đã thấm mệt
Ngoài ra, lối chơi phòng ngự phản công đòi hỏi sự duy trì khoảng cách, đảm bảo cự ly an toàn giữa các cầu thủ trong đội, tránh tình trạng giẫm chân nhau và để lộ khoảng trống cho đối phương khai thác. Việc duy trì cự ly đội hình là một trong những yếu tố tiên quyết để vận hành lối đá này.
Đó là ở khía cạnh phòng ngự còn ở mặt trận phản công, đội bóng yêu cầu phải sở hữu trong đội hình những tiền đạo có tốc độ tốt, khả năng bức tốc tuyệt vời để có thể tận dụng tối đa các tình huống chuyển đổi trạng thái của đội nhà.
Để ý một chút, bạn sẽ nhận ra điểm chung của các tiền đạo cắm ở những đội bóng mà Jose Mourinho dẫn dắt đều là người gốc Phi, có tốc độ cực kỳ nhanh và đánh hơi bàn thắng nhạy bén. Đó là Didier Drogba trong nhiệm kỳ đầu dẫn dắt Chelsea, là Samuel Eto’o ở Inter Milan, là Romelu Lukaku ở Man United hay hiện tại là Tammy Abraham ở Roma.
Không phải ai cũng hợp lối đá phòng ngự phản công
Mặc dù chiến thuật bóng đá phòng ngự phản công mang lại nhiều lợi ích, nhưng nó cũng khá “kén” đội bóng sử dụng. Đặc biệt ở những đội bóng hàng đầu thế giới. Lý do là bởi:
- Có một sự khác biệt rõ ràng giữa những đội bóng nhỏ và đội bóng “đại gia” khi áp dụng chiến thuật này vì lý do đơn giản, những đội bóng lớn, với đội ngũ cầu thủ xuất sắc hơn và điều kiện tập luyện tốt hơn, cần phải trình diễn một lối chơi đẹp mắt hơn là chỉ “dựng xe bus” ở phần sân nhà và chờ đợi những đường phản công nhanh.
- Các CĐV của những MU, Chelsea, Liverpool, Real hay Bayern Munich sẽ phản ứng thế nào nếu đội bóng con cưng của họ sử dụng lối chơi được xem là “ chiếu dưới”. Bởi vậy chỉ trong một số trận đấu, một số tình huống cụ thể, các đội bóng lớn mới áp dụng lối đá phòng ngự phản công.
- Hơn nữa, với những đội bóng “nhược tiểu”, họ thường không quá đề cao một lối chơi đẹp mắt, tấn công áp đảo hay kiểm soát bóng liên tục, mà là hiệu quả trong mỗi đợt tấn công. Vì điều đó, họ sẵn sàng hy sinh nhiều thứ.
- Tuy nhiên, những điều tương tự gần như không được chấp nhận ở các đội bóng có truyền thống chơi tấn công đẹp mắt, cống hiến như Arsenal, Manchester City hay Barcelona. Trên sân nhà của họ, điều này còn bị cấm kị hơn nữa.
Qua những nội dung trên, hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích về chiến thuật phòng ngự phản công. Dù hiện tại lối chơi pressing đang “lên ngôi” và trở thành xu thế của bóng đá hiện đại nhưng không thể phủ nhận sự chặt chẽ và hiệu quả mà phòng ngự phản công đem lại. Hãy thường xuyên truy cập Xoilac TV để cập nhật thêm nhiều góc nhìn mới về chiến thuật bóng đá bạn nhé.