Văn Quyến, cái tên mà người hâm mộ bóng đá trong nước mỗi khi nhắc đến vừa thấy nể phục xong lại cũng vô cùng tức giận. Tài năng của cầu thủ này là không thể phủ nhận, xong những gì anh ấy đã làm trong tuổi trẻ lại là “vết nhơ” khó mà quên đi. Để hiểu rõ hơn về nhân tài một thời của bóng đá Việt Nam, các bạn hãy cùng Jbo tìm hiểu tiểu sử cầu thủ Phạm Văn Quyến qua những nội dung sau.

Tiểu sử cầu thủ Phạm Văn Quyến

Phạm Văn Quyến là cựu cầu thủ bóng đá Việt Nam, anh sinh năm 1984, là sản phẩm trưởng thành từ lò đạo tạo Sông Lam Nghệ An. Khi còn chơi bóng, Phạm Văn Quyến thi đấu cho câu lạc bộ Sông Lam Nghệ An, The Vissai Ninh Bình và đội tuyển quốc gia Việt Nam ở vị trí tiền đạo.

Cầu thủ này được xem là một trong những tài năng tuyệt vời nhất của bóng đá nước nhà, anh ấy không chỉ là tiền đạo xuất sắc với khả năng ghi bàn tuyệt vời mà còn có một kỹ thuật cá nhân rất tốt. Việc lấy được chân từ Phạm Văn Quyến là điều không hề dễ dàng, để kèm cặp anh ấy mỗi khi lên bóng cũng vô cùng mệt mỏi với hậu vệ đối phương.

Phạm Văn Quyến bắt đầu chơi bóng từ năm 1996, khi 12 tuổi. Sau 4 năm rèn luyện tại câu lạc bộ, năm 2000 cầu thủ này được gọi lên chơi cho U16 Việt Nam rồi dần dần có tên trong đội hình U20, U23 Việt Nam những năm về sau. Anh cũng sớm trẻ thành nhân tố quan trọng, một tiên phong xuất sắc của đội tuyển quốc gia Việt Nam.

Khi còn thi đấu chuyên nghiệp, Phạm Văn Quyến là một tiền đạo nổi tiếng và là niềm tự hào của bóng đá Xứ Nghệ. Cầu thủ này cũng có trong tay rất nhiều danh hiệu cá nhân cao quý, trong đó có thể kể đến như:

  • Cầu thủ xuất sắc nhất U16 Châu Á năm 1999
  • Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất Việt Nam năm 2000 và 2002
  • Chủ nhân Quả bóng Vàng Việt Nam năm 2003

Có thể nói rằng, rất nhiều người hâm mộ và giới chuyên môn đã hy vọng Phạm Văn Quyến có thể giúp bóng đá nước nhà vươn lên một bậc trước các đối thủ trong khu vực. Anh ấy cũng chính là thần tượng của nhiều cầu thủ trẻ Việt Nam hiện nay, chính bởi tài năng chơi bóng cực kỳ hay. Nhưng,… sự nghiệp thăng hoa chưa được bao lâu, chỉ vì một phút sai lầm mà cầu thủ này đã mất đi tất cả. Điểu hiểu rõ hơn về điều này, các bạn hãy đến với phần tiếp theo của bài viết.

Sự nghiệt ngã của khó khăn dẫn đến sai lầm

Nếu như bạn yêu quý Phạm Văn Quyến, chắc chắn đã biết rằng cầu thủ này sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Anh ấy đến với bóng đá không chỉ vì niềm đam mê, nó còn là con đường giúp gia đình Phạm Văn Quyến có thể sớm vượt qua nghèo khó.

Thế nhưng, khi mà bóng đá Việt Nam chưa thực sự phát triển, lương của các cầu thủ cũng chưa thể cao như hiện nay. Điều này dẫn tới nhiều cầu thủ bóng đá không thể thoát ra khỏi những cám dỗ mạnh mẽ bởi đồng tiền, Phạm Văn Quyến cũng là một trong số đó.

Nếu như năm 2003, tại Seagame 21 Phạm Văn Quyến thi đấu cực kỳ hay và giúp đội tuyển Việt Nam vào đến trận chung kết. Thì năm 2005, tại Seagame 22 cầu thủ này lại thể hiện một bộ mặt hoàn toàn khác. Anh ấy không còn chơi hay, chắc chắn như trước mà còn liên tục bị chỉ trích bởi sự chậm chạp ngoài sự tưởng tượng.

Việc tham gia dàn xếp tỷ số trận bán kết với U23 Myanmar tại Seagame 22 bị phát giác, chính là “vết nhơ” mà cầu thủ này tự tạo nên cho mình. Mọi sự hối hận về sau cũng chẳng thể giúp anh ấy tìm lại được chính mình, việc bị xử tù 2 năm án treo, bị treo giò 4 năm khiến cho sự nghiệp đỉnh cao của một tài năng dường như đã đi vào ngõ cụt.

Nghèo khó khiến con người ta có thể làm mọi thứ, sự đánh đổi của nó cũng rất nghiệt ngã. Văn Quyến chính là một điển hình, mà đông đảo người hâm mộ vừa cảm thấy tiếc nuối, giận dữ nhưng cũng rất cảm thông.

Văn Quyến của hiện tại đã khác, anh ấy không tìm lại được hào quang sau khi vấp ngã. Nhưng khi chuyển sang làm công tác huấn luyện, cựu tiền đạo này lại cho thấy mình không chỉ giỏi khi chơi bóng mà còn rất có tài trong chuyên môn.

Kết luận

Đó là tiểu sử cầu thủ Phạm Văn Quyến mà JBO Việt Nam gửi tới độc giả, hy vọng giúp các bạn có thêm sự hiểu biết và thông tin về cựu cầu thủ bóng đá này. Để nắm bắt thêm tin tức về bóng đá trong, ngoài nước các bạn nhớ truy cập vào website của chúng tôi mỗi ngày nhé.

Similar Posts